Camera IP là gì?

Rate this post

Bài viết dưới đây, Trungtincamera.com xin chia sẻ Camera IP là gì? so sánh Camera IP và Camera Analog chuẩn nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Camera IP là gì?

  • Camera IP (Internet Protocol Camera) hay còn gọi IP Camera, là một loại camera được điều khiển và sử dụng từ xa qua đường truyền mạng Internet hoặc 4G/5G.
  • Mỗi Camera được có một địa chỉ IP có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp thành một hệ thống mà không bị giới hạn về số lượng camera.

Giới thiệu về Camera IP các loại

1. Camera IP Wifi là gì?

  • Camera IP Wifi là một loại camera IP nhưng tích hợp tính năng hoạt động không dây (Wifi) có thể kết nối với Router hay đầu ghi IP không dây.

2. Camera IP Dome là gì?

  • Camera IP Dome là mẫu camera IP có dây hoặc camera IP Wifi (không dây) có hình dạng camera bán cầu thường lắp đặt trong nhà.

3. Camera IP POE là gì?

  • Camera IP POE là loại camera IP được truyền tín hiệu và nguồn điện thông chỉ trên một dây mạng dựa trên công nghệ POE, cấp nguồn qua Switch POE.

4. Camera IP có dây là gì?

  • Camera IP có dây là loại camera chuẩn IP sử dụng dây tín hiệu (thường là dây mạng) để kết nối từ camera đến đầu ghi IP hoặc modem/ Router/ Switch.

5. Onvif Camera IP là gì?

  • Onvif Camera IP là camera IP được kết nối dựa trên chuẩn Onvif (có thể nhiều loại camera IP của các hãng khác nhau có thể dùng chung với nhau nếu có hỗ trợ chuẩn Onvif Camera IP)

6. Camera IP Hồng ngoại là gì?

  • Camera IP Hồng ngoại là loại camera IP có hỗ trợ đèn hồng ngoại để xem ban đêm ở dạng hình ảnh đen trắng, hiện nay Camera IP Starlight cho hình ảnh có màu (Camera ban đêm có màu)

7. Đầu ghi hình Camera IP là gì?

  • Đầu ghi hình Camera IP là dòng đầu ghi chỉ dành riêng cho các dòng camera IP, thường được ký hiệu là NVR (Network Video Recorder)
  • Được xây dựng hoàn toàn trên nền tảng IP dòng này chỉ có thể kết nối và làm việc với các loại camera IP.

Camera Analog là gì?

  • Camera Analog là một camera sử dụng cảm biến CCD để thu nhận khung hình và sau đó hình ảnh được số hóa để xử lý.
  • Nhưng trước khi có thể truyền tải hình ảnh nó phải chuyển đổi thành tín hiệu Analog, sau đó truyền tải về thiết bị thu tín hiệu Analog.
  • Không giống như Camera IP, camera Analog không được tích hợp giao diện web, không thể truy cập kết nối trên internet một cách độc lập. Mà cần phải có thiết bị trung chuyển là đầu ghi hình Analog hoặc card ghi hình Analog.

So sánh Camera IP và Camera Analog

1. Cách phân biệt Camera IP và Camera Analog

Cách đơn giản nhất để nhận biết giữa camera IP và Camera Analog là các bạn quan sát ở sợi dây tín hiệu của Camera.

Camera IP:

  • Sử dụng cổng RJ45 (Để gắn vào hub mạng)
  • Truyền dẫn tín hiệu bằng cáp mạng.

Camera Analog:

  • Sử dụng cổng BNC (để gắn vào đầu ghi hình Analog)
  • Truyền dẫn tín hiệu hình ảnh bằng cáp đồng trục

2. Cấu tạo Camera IP

Phần cứng Camera IP

Đầu tiên phải kể đến mắt camera là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống, mắt camera được cấu thành bởi các bộ phận chip xử lý, ống kính và đèn hồng ngoại (nếu có).

  • Chip xử lý: Các thiết bị camera trên thị trường hiện nay đều sử dụng chung một số loại chip xử lý hình ảnh của vài nhà sản xuất nhất định.
    • Ví dụ như Sony là một nhà sản xuất chip xử lý hình ảnh nổi tiếng, chỉ có một số nhãn hàng nổi tiếng mới tự sản xuất chip xử lý riêng cho mình.
    • Chip xử lý quyết định độ phân giải, khẩu độ và chất lượng hình ảnh ta xem được, có thể nói đây là linh hồn của toàn bộ hệ thống quyết định sản phẩm của các bạn là cao cấp hay thứ cấp.
  • Ống kính: Quyết định lượng ánh sáng thu được và độ rộng của ảnh thu được.
  • Hồng ngoại: Camera của các bạn có thể quan sát vào ban đêm được hay không là nhờ bộ phận này.
    • Các đèn hồng ngoại thu các ánh sáng phản chiếu từ vật thể trong đêm tối vì ánh sáng ban đêm là đơn sắc nên trên màn hình hiển thị chỉ có hai màu là trắng và đen.

Đầu ghi Camera IP

  • Là bộ phận trung gian tiếp nhận tín hiệu từ mắt camera xử lý và hiển thị lên màn hình hoặc truyền qua internet để các bạn có thể xem được từ xa qua các thiết bị thông minh.
  • Ngoài ra, đầu ghi còn có chức năng lưu giữ lại các hình ảnh dưới dạng video bằng ổ cứng để người dùng có thể xem lại bất cứ thời điểm nào.
  • Đầu ghi cũng được chia làm nhiều loại có giá tiền khác nhau, mỗi đầu ghi có thể hỗ trợ từ 4, 8, 12 thậm chí 32 camera tùy theo mục đích sử dụng của người dùng. Vì thế trước khi quyết định chọn đầu ghi các bạn cần phải tính toán xem liệu trong tương lai các bạn có cần nâng cấp hệ thống camera của mình hay không.
  • Nếu các bạn có 9 camera mà đầu ghi hiện tại chỉ hỗ trợ 8 cổng thì sẽ phải mua một đầu ghi mới chứ không thể nâng cấp mà giá của một đầu ghi 16 kênh hoặc 32 kênh không hề rẻ chút nào.

Dây truyền tín hiệu

  • Ngày xưa trước khi có sự ra đời của camera IP các tín hiệu hình ảnh được truyền qua một hệ thống dây dẫn chuyên biệt gọi là cáp đồng trục.
  • Nhưng từ khi camera IP ra đời tín hiệu hình ảnh được truyền trực tiếp qua hệ thống mạng để thân thiện với người dùng hơn vì đa số các doanh nghiệp và người dùng cá nhân hiện nay đều có sẵn hạ tầng mạng.

3. Nguyên lý hoạt động của Camera IP

  • Đầu tiên mắt camera sẽ thu các tín hiệu hình ảnh camera có độ phân giải càng cao, khẩu độ càng rộng thì các tín hiệu thu được càng nặng sau đó tín hiệu được mã hóa và truyền qua hệ thống truyền dẫn.
  • Hệ thống truyền dẫn ở đây có thể là cáp đồng trục hoặc dây mạng.
  • Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, cáp đồng trục là một hệ thống riêng biệt nên việc truyền dẫn sẽ mạnh hơn do không phải cạnh tranh đường truyền với các thiết bị khác.
  • Ngoài ra, truyền tín hiệu qua cáp đồng trục cũng an toàn hơn bởi hệ thống mạng là môi trường sống của các phần mềm độc hại nên nguy cơ bị ăn cắp dữ liệu là hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Truyền tín hiệu qua dây mạng ưu điểm là tiện lợi khi lắp đặt vì hầu hết các tòa nhà cao tầng hiện nay đều có sẵn hệ thống mạng riêng biệt các bạn chỉ việc kết nối với các Hub hoặc Modem gần nhất.
  • Tuy nhiên, để việc truyền tải hình ảnh được ổn định cần một modem tốt và một hệ thống mạng đủ mạnh để không làm gián đoạn hoạt động của các thiết bị khác do đường truyền bị thiếu băng thông.
  • Sau khi tín hiệu được truyền tải đến đầu ghi xong, chip xử lý sẽ quyết định lưu tín hiệu hình ảnh vào ổ cứng, hiển thị lên màn hình hiểu thị hay truyền qua mạng Internet để người dùng truy cập từ xa tất cả đều tùy thuộc vào việc cài đặt của người dùng.

Ưu điểm của Camera IP so với Camera Analog

  • Phần cứng: Các hệ thống camera giám sát IP cho phép người dùng loại bỏ hầu hết các phần cứng đã lỗi thời như đầu thu video, màn hình CCTV, các thiết bị chuyển mạch, và thay thế chúng bằng các phần mềm NVR mạnh mẽ.
  • Độ phân giải cao: Các loại Camera IP cung cấp hình ảnh video sắc nét so với các hệ thống Camera Analog. Điều này là do Camera IP chụp và lưu trữ ngay lập tức, chuyển đổi video thành luồng số trước khi truyền. Tín hiệu số đảm bảo chất lượng video không bị suy giảm theo thời gian hoặc khoảng cách.
  • Khả năng xem từ xa: Công nghệ IP cho phép người dùng xem video giám sát từ bất kỳ vị trí địa lý nào. Mỗi camera IP được coi như một thiết bị mạng độc lập, với một địa chỉ IP duy nhất. Do đó, người dùng có thể truy cập các camera từ trong mạng nội bộ hoặc qua Internet.
  • Khả năng phát triển: Đầu tư vào một hệ thống Camera Analog là một sự lãng phí tiền bạc vì công nghệ đã lỗi thời. Mặc khác, các hệ thống Camera giám sát IP chủ yếu dựa vào phần mềm. Như vậy, phần mềm có thể được nâng cấp một cách dễ dàng theo thời gian.

Các hãng sản xuất Camera IP nổi tiếng

  1. Camera IP Hikvision: Camera top 1 thế giới Trụ sở chính đặt tại Hàng Châu (Trung Quốc), Hikvision vươn ra toàn cầu với 17 chi nhánh tại các nước: Hoa Kỳ, Hà Lan, Ý, Anh, Singapore, Autralia, Brazil, Nam Phi và Dubai… Công ty liên doanh tại Ấn Độ và Nga; 32 chi nhánh trên toàn Trung Quốc và một trung tâm bảo hành tại Hồng Kông
  2. Camera Vantech: Được phát triển trên công nghệ của Nhật Bản, linh kiện sản xuất tại Đài Loan, lắp ráp tại Việt Nam, nên có thể nói Camera Vantech được xuất xứ tại Đài Loan.
  3. Camera Kbvision: Với thương hiệu USA, để cho ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao.
  4. Camera IP Avtech: Hàng nhập khẩu Đài Loan
  5. Camera IP HD Paragon: Hàng nhập khẩu Đài Loan
  6. Camera IP Panasonic: Hàng nhập khẩu Trung Quốc và Hàn Quốc chính hãng
  7. Camera IP Dahua: Hãng sản xuất camera top 10 thế giới.